Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tìm Tiểu Sử Nhạc Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ » Tiểu Sử Châu Kỳ


    Châu Kỳ là tên thật của nhạc sĩ Châu Kỳ. Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên (Huế). Xuất thân từ một gia đình mà anh chị em đều sống với nền cổ ca Huế, Châu Kỳ có một số vốán âm nhạc cổ thật phong phú của miền Trung. Ưu điểm thứ hai là Châu Kỳ có dịp may được gặp một sư huynh nhạc sĩ đại tài hướng dẫn về nhạc lý và sáng tác là sư huynh Pétrus Thiều nên Châu Kỳ tiến triển rất nhanh trong chiều hướng sáng tác và âm hưởng cổ nhạc miền Trung được thấy đây đó qua những ca khúc như "Khúc ly ca", "Từ giã kinh thành", "Mưa rơi" (Lời Ưng Lang), "Khi ánh trăng vàng lên khơi" v.v...
    
    Là một cậu học sinh bé nhỏ Châu Kỳ của trường Tiểu học Dưỡng Mong rồi sau đó lên Huế học tại trường Pháp Việt, Châu Kỳ vốn có sẵn giòng máu văn nghệ cho nên ông thường bắt chước ngân nga những bài hát Pháp ngữ thịnh hành thời đó như "J' ai deux amours", "Tant qú il y aura des étoiles", "Où vous étiez, mademoiselle"... mà danh ca Tino Rossi thường hay trình bàỵ Tuy là hát chơi để cho mình thỏa thích chính mình nhưng tiếng ca Châu Kỳ lại được bạn bè cũng ưa thích. Sẵn dịp, bà chị của Châu Kỳ là nữ nghệ sĩ tên tuổi Châu thị Minh sáng lập đoàn Ca kịch Huế với bảng hiệu Hồng Thu, và theo lời yêu cầu tha thiết của chị, Châu Kỳ bỏ dở nửa chừng con đường học vấn để theo hẳn nghiệp cầm cạ Lúc đó Châu Kỳ nghĩ rằng gia đình cũng không được khá giả gì cho lắm, nếu còn phải đến trường thì cha mẹ phải lo chu cấp cho việc ăn học, còn chị mình thì đang lúc cần mình cho đoàn ca kịch Hồng Thụ Thôi, một công mà đôi việc, vừa giúp chị mà cũng vừa giúp cha mẹ đỡ một gánh nặng, lại còn có thể đem tiền về giúp lại cha mẹ già nữa. Thế rồi cậu học sinh Châu Kỳ trở thành nghệ sĩ Châu Kỳ, chuyên trình bày ca nhạc, theo đoàn đi lưu diễn khắp nơi.
    
    Thoạt tiên, đoàn sang Lào, diễn tại các tỉnh Savannakhet, Thakhet và thủ đô Vientianẹ Những mối tình được dịp nẩy nở giữa chàng trai tuấn tú, đa tài của Việt Nam và những cô gái Lào duyên dáng ở 3 địa điểm mà đoàn đã đi qua.
    
    Nhưng mối tình đầu của người con trai xứ Huế là khi đoàn Ca kịch Huế trở về Việt Nam, đi lưu diễn một vòng ở Việt Bắc, ra Hà Nội, trở lại miền Trung rồi lần đến Nha Trang. Tại đây, người ca sĩ trẻ tuổi, hát hay Châu Kỳ lọt vào cặp mắt xanh của một nữ sinh thật đẹp, vốn dòng dõi trâm anh, con nhà quyền quý tên Đoàn thị Sum. Lạ gì phản ứng của bậc cha mẹ thời đó, môn phải đăng, hộ phải đối, nhà cửa đôi bên thông gia phải tương xứng nhau, trong khi nhạc sĩ Châu Kỳ, nhà là đoàn hát, cửa là cửa rạp hát cho nên ông bà thân của cô Sum bắt buộc cô phải chọn một trong hai, hiếu hoặc tình. Để cho đôi bên được vẹn toàn, cô nữ sinh, người yêu đầu tiên của Châu Kỳ đã uống thuốc độc tự tử. Hôm ấy là vào ngày 10 tháng 12 năm 1942. Ngày cô Sum tự tử vì Châu Kỳ và cho Châu Kỳ, người nhạc sĩ đa tài của chúng ta đang diễn tại Phan Rang. Nghe tin sét đánh này, Châu Kỳ cũng quyết nhảy xuống dòng nước để hủy mình theo người yêu nhưng nhờ bà chị cản ngăn, khuyên bảo, viện dẫn lý do Châu Kỳ là con trai trưởng, còn cha mẹ già phải lo phụng dưỡng cho nên Châu Kỳ bỏ ý định quyên sinh. Chúng ta ắt cũng hiểu vì sao những sáng tác của Châu Kỳ đa số là những bài nhạc không vui như "Tôi viết nhạc buồn", "Xin làm người tình cô đơn", "Khúc ly ca"v.v...
    
    Người yêu chết, Châu Kỳ không chết theo được, chàng buồn bã rời bỏ đoàn hát, trở về Huế để rồi - họa bất đơn hành - chàng lại được một tin buồn khác khi thân mẫu của chàng bị nước cuốn trôi trong cơn lũ lụt ở Thanh Hà.
    Bước chân phiêu lãng đưa Châu Kỳ vào Saigon năm 1947. Ông cộng tác với Đài Phát thanh Pháp Á trong ban "Thần Kinh Nhạc Đoàn" của ca nhạc sĩ Mạnh Phát và ban Tiếng Thùy Dương do chính anh làm trưởng ban. Trong hai ban này, có mặt các ca sĩ như Mạnh Phát, Linh Sơn, Minh Diệu, Minh Tần, và Mộc Lan. Chúng ta không ngạc nhiên chút nào khi tình cảm nẩy nở giữa đôi trai tài gái sắc, một Châu Kỳ đã nổi danh từ Huế vào Nam, một người đẹp Mộc Lan, tính tình đoan trang, thùy mị, dịu dàng, duyên dáng mà không chút kiêu căng, còn tiếng hát thì truyền cảm, dễ thương. Không lâu sau đó, đôi trai tài gái sắc thành chồng vợ. Tháng 11 năm 1949, hai vợ chồng Châu Kỳ - Mộc Lan được ông Thái văn Kiểm, giám đốc Thông tin ở Huế mời hai người ra cộng tác với Đài Phát thanh Huế. Châu Kỳ nghĩ rằng bây giờ đã có gia đình, thôi thì cũng nên trở về Huế làm việc và sống gần gũi với mẹ cha. Nhưng chỉ được 3 năm, vào năm 1952, Mộc Lan âm thầm từ giã Châu Kỳ để chàng thêm một lần nữa, khóc cho tình duyên của mình thêm một lần ngang trái, bẽ bàng. Buồn vì cuộc tình không trọn vẹn, Châu Kỳ xin thôi cộng tác với Đài Phát thanh Huế để trở vào Saigon với những nhạc phẩm viết cho mối tình dang dở này như "Từ giã kinh thành", "Mưa rơi"...
    
    Trở lại Saigon hoa lệ năm 1953, cảnh cũ còn đó nhưng người xưa chẳng thấy đâu, Châu Kỳ chỉ làm bạn với chiếc tây ban cầm cũ kỹ trong nhà và ở ngoài đường phố là chiếc "vespa" xập xình, màu trắng mà anh dùng làm chân để xê dịch đó đây, lên đài phát thanh, lại nhà in, ra quán nhạc, tới quán nhậụ Thời gian này, nỗi đau buồn tích trữ, cô đọng lại thành những âm điệu bi ai, Châu Kỳ liên tục cho ra đời những sáng tác "Giữa lòng đất mẹ", "Tôi chưa có mùa Xuân", "Sao chưa thấy hồi âm", "Hồi âm", "Cánh nhạn hồi âm", "Con đường xưa em đi", "Đừng nói xa nhau", "Cuối đường kỷ niệm", "Nước mắt quê hương", "Đón Xuân này nhớ Xuân xưa", "Vào mộng cùng em", "Em sắp về chưa"... mà một vài bài trong số này phần lời do Hồ Đình Phương hoặc Tô Kiều Ngân viết. Đặc biệt trong loạt bài này có một bài Châu Kỳ viết theo thể điệu Tango, cung Ré thứ rất ai oán, não nùng, than trách cho thân phận của một người còn lại khi người yêu đi lấy chồng. Đó là bài "Được tin em lấy chồng":
    
    "Được tin em lấy chồng
    Ôi lòng buồn biết mấy
    Được tin em lấy chồng,
    Biết người từ dạo ấy,
    Còn thương tiếc hay không...”
    
    Nhưng thời gian là liều thuốc nhiệm mầu - như người ta thường nói - cuộc tình xưa rồi cũng đi vào dĩ vãng, dần dần chìm vào lãng quên, còn lại chăng chỉ là những dòng nhạc buồn, những dòng nhạc kỷ niệm, tích trữ thành những tác phẩm để lại cho hậu thế.
    
    Năm 1955, Châu Kỳ thành hôn với một ý trung nhân người miền Nam, cô Kha Thị Đàng. Hôn lễ được cử hành tại tửu lầu Trương Ký ở Chợ Lớn có sự tham dự đông đủ của anh chị em ca nhạc sĩ trong giới tân nhạc như Phạm Duy, Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc, Trần Văn Trạch, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Châu Hà, Thu Hồ... và một số đông anh chị em trong giới cổ nhạc Nam phần. Châu Kỳ và bà Kha Thị Đàng có được 4 người con, 3 trai và một gái, những người con đều đã thành gia thất.
    
    Cũng như một số ca nhạc sĩ trước 1975 mà nay còn ở lại Việt Nam, gia đình Châu Kỳ không thoát khỏi cảnh nghèo túng. Từ một ngôi nhà khang trang trước 1975 phải bán đi để trả nợ cho sự sống còn để rồi còn một mái nhà dột nát ở xã Tân Quy, huyện Nhà Bè hiện nay, từ một chiếc "vespa" cũ kỹ trước 1975, nay lại còn một chiếc xe đạp và từ năm 1975 cho đến nay tính ra Châu Kỳ đã có đến chiếc xe đạp thứ 16, vì bị mất cắp, vì bị hư hỏng không còn xài được nữa và bạn bè - cũng rách nát như anh - thương tình giúp đỡ cùng với món tiền ít oi mà các trung tâm băng nhạc ở hải ngoại gửi về để cho anh mua chiếc xe đạp khác, mua rồi mất, mất rồi mua, nay đã là chiếc xe đạp thứ 16 của anh.
    
    Cũng trong thời gian sau 1975, trong bối cảnh của một xã hội đổi mới theo chiều hướng đi xuống, Châu Kỳ có những sáng tác mới thích hợp với cuộc sống hiện tại như "Bóng mát Tân Quy" (lời Kiên Giang), "Một mình với Guitare" (1 và 2), "Giọt đàn theo giọt lệ", "Bỏ phố lên rừng", "Đôi dép ngược" và một số bài phổ thơ của Hoàng Hương Trang, Trương Minh Dũng, Đặng Nguyệt Anh, Nguyễn Thanh Nhã, Vũ Thành Nhơn, Nguyễn Hải Phương...
    
    Người nhạc sĩ tuổi bát tuần, thân thể giờ đây tuy có ốm yếu, gầy mòn nhưng trong nét nhạc vẫn còn những tinh anh vì tuổi Quý Hợi tuy bề ngoài hiền hậu, thư sinh, ôn nhu nhưng bên trong chứa đầy nghị lực. Mới ngày nào đây, khi những ca khúc đầu tay như "Trở về", "Tiếng hát dân Chàm" ra đời thế mà nay đã ngót nửa thế kỷ, "bóng dâu đã xế ngang đầu".
    
    Từ xã Tân Quy, huyện Nhà Bè, Châu Kỳ nhìn lại khoảng đời đã đi qua mà lòng không khỏi bùi ngùi xúc động, xót thương cho một số đông bè bạn thân mến đã vĩnh viễn ra đi, một số thì diệu vợi xa cách, chỉ còn chăng một số ít oi còn ở lại nhưng cũng lâm vào hoàn cảnh khốn khó, bần bách, đôi mắt nhòa nhạt vì tuổi đời chồng chất.
    
    Sáng 6-1-2008, giới âm nhạc bất ngờ nhận được tin nhắn: nhạc sĩ Châu Kỳ đã qua đời ở tuổi 85

Source: yeunhacvang

Châu Kỳ Nốt Nhạc
» Con Đường Xưa Em Đi
» Trở Về
» Từ Giã Kinh Thành
» Được Tin Em Lấy Chồng
Châu Kỳ Lời Nhạc
» Con Đường Xưa Em Đi
» Đừng Nói Xa Nhau
» Liên Khúc Yêu Một Mình - Giọt Lệ Đài Trang
» Được Tin Em Lấy Chồng
» LK Con Đường Xưa Em Đi, Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê
» Lính Xa Nhà
» LK Không Bao Giờ Quên Anh, Đừng Nói Xa Nhau
» Giọt Lệ Đài Trang
» Tiếng Hát Đồng Xanh
» LK Hồi Âm (LVK228)
» Liên Khúc Một Người Đi
» LK Duy Khánh (Sao Không Thấy Anh Về, Nén Hương Yêu)
» Huế Xưa
» Tìm Nhau Trong Kỷ Niệm
» Lính Trận Miền Xa
» Ngậm Ngãi Tìm Trầm
» Khuyến Tu
» Em Sắp Về Chưa
» Bỏ Phố Lên Rừng
» Chiều Tiễn Biệt
» Khi Bóng Trăng Vàng Lên Khơi