Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Ca Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Ca Sĩ » Hành Trình Trong Thế Giới Ca Nhạc Với Don Hồ Ca Sĩ: Đon Hồ    
Ngày Đăng: 02 Tháng 01 Năm 2012

Cuộc hành trình trong thế giới ca nhạc của Don Ho khởi sự với những bước chân rụt rè cách đây cũng đã ngoài 20 năm, khi anh còn trong lứa tuổi “teenager”. 5, 6 năm đầu tiên trrong cuộc đời ca hát của Don Ho vẫn chỉ thu hẹp trong phạm vi địa phương thuộc miền nam California. Phải đợi đến đầu thập niên 90, tên tuổi Don Ho mới được biết đến qua những chương trình video Paris By Night để không bao lâu đã trở thành một thần tượng đối với giới trẻ yêu nhạc. Đến nay cũng đã trên 16 năm.

Có thể coi Don Ho như một trong vài nam ca sĩ nổi tiếng nhất sau năm 75 tại hải ngoại. Ít ra từng có một thời gian dài, anh liên tục làm mưa làm gió trên các “live shows” khắp nơi. Ở đâu có người Việt, ở đó từng có mặt Don Ho. Cùng một lúc, sự xuất hiện của anh trên những chương trình video đã là một yếu tố thu hút khán thính giả rất mạnh. Don Ho nổi tiếng về giọng hát đặc biệt. Và Don Ho còn nhận được lòng cảm mến của khán giả về kỹ thuật vững vàng, về phong thái trình diễn cùng với những sáng kiến mới lạ của anh. Đó là những yếu tố khiến anh trở thành một tên tuổi lớn. Được như vậy là do đầu óc sáng tạo cộng với việc để tâm khai thác những kinh nghiệm đã trải qua trong những năm hoạt động ca nhạc trước đó của anh. Nhưng thật sự đâu có mấy ai biết một cách chính xác về thời kỳ niên thiếu của Don Ho cùng những bước đầu trong cuộc hành trình ca nhạc.

Don Ho rất ít nói, hay đúng hơn là ngại nói về mình, dù anh là một thanh niên có tính tình dễ mến và cởi mở. Do đó, cho đến nay vẫn chưa có nhiều chi tiết về đời sống hay những hoạt động ca nhạc của anh được phổ biến đến những người yêu nhạc…

Don Ho mở mắt chào đời tại Sài Gòn. Nhưng chỉ vài năm sau anh đã được bố mẹ đưa qua Thái Lan sống cùng với một người chị và người em trai út khi hai ông bà nhận nhiệm sở tại Tòa Đại Sứ VNCH ở đây. Trong khi đó, hai người anh lớn trong gia đình có 5 người con này vẫn ở lại Sài Gòn tiếp tục đi học.

Sống ở Thái Lan – từ That Phanom qua Bangkok – đến năm 1972, gia đình anh quay trở lại Sài Gon. Sau một thời gian, bố anh lại xin phục vu thêm một thời gian nữa tại toà đại sứ VNCH ở Thái Lan với ý định sau đó cả gia đình sẽ sang Pháp sinh sống. Nhưng ông chưa kịp thực hiện điều này thì xẩy ra biến cố tháng 4 năm 75 khiến gia đình Don Ho kẹt lại.

Sau khi từ Thái Lan quay lại Sài Gòn, chú bé Hồ Mạnh Dũng tức Don Ho sau này, bắt đầu cắp sách đến trường Rạng Đông (tức Aurore), không xa căn nhà của cậu trong khu Vườn Bà Lớn là mấy.

Sau nhiều lần chuẩn bị, cả gia đình Don Ho cùng nhau vượt biên. Nhưng không may, tất cả mấy chuyến đi đều thất bại, đưa đến tình trạng tiền bạc cạn sạch. Cuối cùng gia đình anh đi đến quyết định tách ra riêng rẽ để rời khỏi Việt Nam. Don Ho và người anh kế được đi vào năm 1980. Hai anh em khởi hành từ Cà Mâu, trên một chiếc tầu nhỏ hướng về Thái Lan trực chỉ. Sau mấy ngày ra khơi, chiếc tầu có mặt hai anh em họ Hồ đã bị bọn hải tặc cướp bóc trên 30 lần, trước khi bị kéo vào đảo Kra, được gọi là “Đảo Sọ Người”, một nơi kinh hoàng đối với những phụ nữ bị hải tặc đưa lên đây.

Hai anh em ở trên đảo này được 3 ngày cùng với nhiều người khác thì may mắn được một chiếc máy bay của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phát hiện để sau đó tất cả được đưa về một trại nhỏ ở Thái Lan ở Pakpanang, nơi khoảng đất trống của vị cảnh sát trưởng vùng đó để làm thủ tục nhập trại Song Kla. Ngay khi mới đến trại, hai anh em đã tìm cách đánh điện tín tới người thân bên Pháp, nhờ báo cho gia đình về những nguy hiểm họ đã trải qua với lời nhắn mẹ và chị không nên rời Việt Nam bằng đường biển. Sau vài tháng ở Song Kla, hai anh em Don Ho và đám người tỵ nạn được đưa vào trại Galang thuộc Indonesia để chờ định cư ở quốc gia thứ ba, sau nửa năm sống trong các trại tỵ nạn ở Thái Lan.

Được một hội nhà thờ bảo lãnh, hai anh em được đưa về cư ngụ tại thành phố St Louis, thuộc tiểu bang Missouri vào ngày 1 tháng 7 năm 1980 cùng với người anh cả. Người anh này vượt biên không bao lâu sau khi 2 em rời Việt Nam và được nhập chung một danh sách để cùng nhau sống chung. Chưa quen với khí hậu lạnh lẽo khi mùa đông đến, ba anh em cảm thấy khó có thể sống ở miền đất này khi phải đón xe bus và đi bộ đến trường trong những ngày đông giá trong khi quần áo ấm còn thiếu thốn vì mới đặt chân tới đây vào mùa Hè.

Những ngày tháng đầu tiên sống ở St Louis trong thời kỳ còn rất hiếm người Việt, là những ngày tháng Don Ho cảm thấy rất lạc lõng trong những sinh hoạt hoàn toàn mới lạ. Tất cả mọi việc mấy anh em đều phải tự xoay sở, không hề có được sự chỉ dẫn của những người đi trước Don Ho cho biết nếu cứ tiếp tục sinh sống ở đây thì chắc không bao giờ anh có được cơ hội trở thành ca sĩ. Mặc dù đến lúc đó anh chưa bao giờ nuôi ý tưởng đi hát. Cũng may, sau 3 tháng ở St Louis, một người bạn thân của người anh kế ở nam California rủ ba anh em cùng sang đây sống.

Tuy nhiên người anh lớn quyết định ở lại, trong khi Don Ho và người anh kế cùng nhau lên đường qua miền nắng ấm vì từng nghe rất nhiều người nói về nơi được coi là “vùng đất nứa” này. Anh sợ nếu ở lâu tại Saint Louis sẽ bị chôn chân ở đây nên rất khó rời xa một khi đã trở thành quen thuộc.

Cuộc sống của Don Ho bước vào một giai đoạn mới kể từ đó, Những ngày đầu ở nam California chưa có những dấu hiệu sáng sủa nào đến với cuộc sống của Don Ho. Vấn đề cư ngụ vẫn hoàn toàn ở trong tình trạng tạm bợ, qua ngày đoạn tháng. Ở chung với bạn bè nơi đây vài tuần, chỗ kia vài tháng. Nên chỉ trong một thời gian ngắn, hai anh em đã phải nhiều lần đổi nơi cư ngụ… Trong vòng 3 tháng, họ đã phải thay đổi chỗ ở đến 3 lần!

Đầu tiên đến với nam California, hai anh em Don Ho ở thành phố Costa Mesa trong một apartment nhỏ hẹp, chung tiền thuê với mười mấy người khác. Chật chội, thiếu thốn, nhưng trong lớp tuổi 13, 14 lúc đó, Don Ho cảm thấy rất vui trong một môi trường mới, với những bạn bè mới trong lớp tuổi thiếu niên mang đầu óc phiêu lưu mạo hiểm trước những khám phá mới. Anh cho là khi ở lại Việt Nam sau năm 75 đã khổ rồi, nếu lấy lúc đó so sánh cũng chẳng thấy khổ hơn. Mà dù có khổ hơn cũng chịu được “tại vì còn trẻ, quăng vào đâu cũng sống”, Don Ho quan niệm như vậy!

Khó thể nào diễn tả nỗi vui mừng to lớn của Don Ho khi người anh kế của anh sắm được một chiếc xe hơi đầu tiên trong đời. Dĩ nhiên đó chỉ là một chiếc xe cũ nhưng cũng đủ cho Don Ho mê mẩn và coi như một biến cố quan trọng.

Do sự thay đổi chỗ ở liên miên, nên việc học vấn của Don Ho trong những ngày đầu ở nam California không được liên tục. Hết thay đổi trường này qua trường khác trong thời kỳ tiểu học. Mãi đến khi lên bậc trung học, anh mới được theo học liên tiếp trong 3 năm tại trường Santa Ana High School. Đây là một trường có nhiều sắc dân theo học, trong khi người Mỹ trắng chỉ chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm nhượng khoảng 10%.

Thời gian này cũng là thời gian cậu học sinh Hồ Mạnh Dũng đổi tên thành Don Ho. Vì khi đi làm bị chọc ghẹo do cái tên “Dũng” của mình, khi phát âm theo tiếng Mỹ là “dung” đã mang một nghĩa không được đẹp.

Khi đổi tên mình thành Don Ho, Hồ Mạnh Dũng lúc đó chưa hề biết cái tên này là tên của một nam ca sĩ rất nổi tiếng ở Hawaii. Nhưng sự trùng hợp này có thể coi là dấu hiệu báo trước về cuộc đời ca hát của Don Ho Việt Nam là Hồ Mạnh Dũng. Hơn nữa, cũng nhờ ở sự trùng hợp với tên người nam ca sĩ lão thành sinh trưởng ở Honolulu này, mà anh đã nhận được nhiều sự dễ dãi nơi học đường là nơi các thầy, các cô giáo coi nam ca sĩ này là thần tượng của họ… Mọi việc đều trở nên suôn sẻ với cậu học trò nhỏ tuổi này khi anh nhanh trí học thuộc lòng nhạc phẩm “The Tiny Bubble” của nam danh ca Don Ho và hát lên để lấy cảm tình của mọi người trong trường, trong lớp.

Được biết trước đó, bố Don Ho và người con út cũng đã vượt biên bằng hai chuyến đi riêng rẽ. Cuối cùng hai cha con cũng gặp nhau tại trại Song Kla, một thời gian ngắn sau khi Don Ho vừa rời đây. Được người bác đứng ra bảo lãnh, bố anh và người em út về cư ngụ tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Hai người ở đây tới năm 1987 mới sang California đoàn tụ với hai anh em Don Ho. Đến năm 1992, mẹ và chị anh cũng đã sang nam California để cùng nhau đoàn tụ, nhờ được bố anh bảo lãnh.

Đời sống Don Ho kể từ khi bố anh qua sống chung bắt đầu được ổn định hơn trước rất nhiều, do bầu không khí gia đình đầm ấm mang lại.

Bắt đầu bước chân vào College vào khoảng đầu thập niên 80, con đường ca nhạc của Don Ho bắt đầu hé mở khi anh cảm thấy rất thích thú với những giờ học nhạc tại Orange Coast College (OCC). Cùng một lúc, trong hai năm cuối college anh bắt đầu đóng góp một cách hăng say vào những hoạt động văn nghệ và xã hội trong trường cùng với một nhóm gồm 4 người bạn thân, trong số có Mai Khanh, con gái nhà văn Nhật Tiến.

Từ đó những công tác gây quỹ, những chương trình văn nghệ sinh viên được tổ chức một cách đều đặn. Trước đó, trong thời kỳ trung học Don Ho cũng từng tham gia rất tích cực vào những chương trình văn nghệ liên trường tổ chức vào những dịp Tết đã được anh và nhóm bạn bè nằm trong Hội Học Sinh Việt Nam đứng ra vận động.

Trong thời kỳ theo học college, dù thiếu thốn về phương tiện và nhân sự, nhưng Don Ho và các bạn trong Hội Sinh Viên VN đã cố gắng vượt qua được những khó khăn để đi đến thành công. Nhờ ở những hoạt động tích cực, Don Ho đã được bầu là hội trưởng Hội Học Sinh VN tại Orange Coast College vào năm 85, cũng là năm cuối cùng anh theo học ở đây.

Sau khi ra khỏi trường, Don Ho vẫn tỏ ra say mê với những sinh hoạt văn nghệ. Nhờ quen với anh của nhạc sĩ Duy Hạnh, khi nhạc sĩ này thành lập ban nhạc để chơi trong những chương trình ca nhạc, dạ vũ tại các trường đại học cộng đồng như UCI hoặc UCLA, anh xin được một chân theo phụ trong những công việc như khiêng nhạc cụ hoặc cuốn giây, vv… Cuối cùng Don Ho đã được ban nhạc này rủ vào hát, trong thời kỳ mà những tên tuổi như Ngọc Lan, Kiều Nga, Lynda Trang Đài, vv mới được biết tới…

Dù không còn gì vui hơn khi được hát với một ban nhạc, nhưng Don Ho nhận thấy giọng hát của mình còn kém cỏi nên đã ghi tên theo học những lớp luyện giọng, đặc biệt là lớp huấn luyện ca sĩ hát nhạc thính phòng trong khi kiến thức về Anh Văn của anh chưa được gọi là khá. Bây giờ nhớ lại anh vẫn nhận thấy là mình đã quá gan khi đã ghi tên học một lớp cao cấp về hợp xướng như vậy, để đi đến kết luận đúng là “điếc không sợ súng”!

Trong lớp học này chỉ có Don Ho và một thanh niên người Lào là hai người Á Đông có giọng “barython” theo học, trong khi tất cả những học sinh khác đều là người Mỹ hay Mễ: “Cứ mỗi lần ông thầy bắt em với người bạn Lào kia hát thì hai đứa cừng lí nhí, lí nhí. Chắc là ông ấy sợ nếu đuổi hai đứa sẽ bị mang tiếng là kỳ thị, thành ra phải giữ lại. Chắc ông ấy cũng chán lắm. Vì tiếng Anh nói còn không ra lấy gì mà hát!”.

Nhưng dù sao Don Ho nhận thấy cũng nhờ ở lớp đó mà nghệ thuật hát bè của anh rất khá và là một đóng góp lớn cho con đường ca hát của anh sau này, như lời anh kể: “Cứ đưa em một câu là cái bè của em nó nhẩy ra liền. Có một thời gian em suy nghĩ thấy tại sao người khác làm không được mà mình làm đưọc. Thì em mới nghiệm ra là nhờ 4 năm học của em trong lớp đó”.

Và Don Ho cũng không phủ nhận được thời gian cộng tác với ban nhạc của Duy Hạnh đã mang lại cho anh nhiều kinh nghiệm thực tế quí báu để ứng dụng trong nghề nghiệp của mình suốt cuộc hành trình trong ca nhạc…

Anh thành thật đưa ra một thí dụ rất thực tế về trường hợp một ca sĩ chưa nổi tiếng hát cho một ban nhạc trong bước đầu tập tễnh như anh: “Tụi em ở trong ban nhạc bị hành hạ, bị khi dể. Rồi bị đụng chạm tùm lum hết! Thành ra lúc ra sân khấu em cứng cựa hơn những người không có chơi trong ban nhạc trước đó”

Và cũng chính từ ban nhạc của nhạc sĩ Duy Hạnh có tên là Boléro, Don Ho có được cơ hội tiến xa hơn. Vào đầu thập niên 90, ban nhạc Bolero được trung tâm Thuý Nga mời xuất hiện trên chương trình Paris By Night 12 với chủ đề xoay quanh những liên khúc nhạc trẻ. Trong phần trình diễn của ban nhạc Bolero, Don Ho đã trình bầy 2 ca khúc Em Đẹp Như Mơ và Black Magic Woman.

Sau lần xuất hiện đầu tiên trên video đó, Don Ho đã được trung tâm Thuý Nga chú ý sau khi thăm dò nơi một số khán giả để nhận biết được những điểm ăn khách của người ca sĩ lúc đó chưa được mấy ai biết tới, mặc dù từng đi hát vài năm tại các vũ trường thuộc Quận Cam. Kể từ chương trình Paris By Night 15, Don Ho bắt đầu chính thức hợp tác với trung tâm Thuý Nga. Với nhạc phẩm Diana, anh đã tạo ngay tên tuổi cho mình. Đó là kỹ thuật hát vững vàng nhờ ở lớp luyện giọng, sự dạn dĩ sân khấu nhờ ở thời gian hát trong ban nhạc.

Tất cả đã đúc kết thành một kinh nghiệm quí giá cho anh khi bước vào con đường chuyên nghiệp… Trong những chương trình video thời đó, Don Ho chỉ chuyên trình bầy những nhạc phẩm ngoại quốc, trước khi trình bầy nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên là Tình Khúc Buồn của Ngô Thụy Miên một thời gian sau. Và nhạc phẩm này cũng là nhạc phẩm mang đến cho anh nhiều thành công.

Trở về với thời gian vài năm trước đó, Don Ho từng đi hát tại một số vũ trường. Khởi đầu với vũ trường Saigon Cabaret, là nơi Don Ho từng vài lần đến chơi với một sự thích thú khi nhìn lên sân khấu với vẻ ngưỡng mộ những ca sĩ xuất hiện dưới ánh đèn mầu. Tuy anh chỉ nhận được số tiền thù lao it ỏi là 20 mỹ kim một đêm, chưa kể còn thấp hơn mỗi khi vắng khách. Tuy vậy, được đi hát đối với Don Ho đã là một điều may mắn, “đã là nghon rồi”, như anh nói…

Don Ho hát với ban nhạc The Keys tại Saigon Cabaret cho đến khi ban nhạc The Dreamers và Tuấn Ngọc được mời cộng tác. Cũng may, anh và ban nhạc The Keys sau đó được mời về cộng tác với vũ trường Nuit D’Orient với Zsa Zsa Minh Thảo, Minh Xuân-Minh Phúc, DuyQuang, Thái Thảo, Thái Hiền, Trọng Nghĩa. Sau khi vũ trường Nuit D’Orient ngưng hoat động, Don Ho được nhạc sĩ Ngọc Chánh mời về hát cho vũ trường Ritz của ông sau một lần ông nghe Don Ho hát trong một tiệc cưới… Don Ho, dù lúc đó chưa nổi tiếng, nhưng đã cho là mình có được may mắn…

Don Ho tự ví mình như một viên bi quay tròn, có thể lăn xả vào bất cứ chỗ nào sau khi đã dày dạn kinh nghiệm trong việc hợp tác với ban nhạc, với phòng trà, với vũ trường…

Thêm vào đó, Don Ho có nhiều điều anh gọi là “kinh nghiệm chiến trường” nhờ từng theo học những lớp về luyện hát phổ thông mà theo anh nếu trải qua được sẽ có thể thích ứng với bất kỳ hoàn cảnh nào: “…lớp Pop Singging không có đèn mầu với khoảng 20 học sinh toàn là Mỹ ngồi dưới… ,Một khóa phải hát chừng 6 bài… Mỗi lần lên hát chỉ có một cây piano… Đứng trước mặt 20 người đó với ông thầy cùng đền trong lớp toàn là đèn néon sáng trưng trưng. Đã hát trước mặt người ta được như vậy thì chắc chắn quăng ở đâu hát cũng được! Những ngọn đèn néon đã là rất trơ trẽn mà ở dưới có cả 20 người Mỹ nghe mình đứng mình hát tiếng Anh. Họ ngó chăm chăm vào mặt mình mà thấy rõ là họ chán nản, ngồi ngáp, ho liên miên… Thêm ông thầy, sau khi mình hát xong sẽ cho biết là sai cái gì… Đã qua được mấy cái lớp đó kinh nghiện sẽ có rất là nhiều….”

Cũng nhờ những lớp luyện hát đó, Don Ho đã tạo cho mình được một chất giọng vững vàng nhờ kỹ thuật lấy hơi từ bụng đẩy lên. Khi mới tập, anh làm không được và từng bị bà giáo sư phụ trách bắt thực tập trước mặt những học sinh khác, như anh kể lại: “Bà thầy bắt mình nằm dưới đất trước mấy chục học sinh với đèn sáng choang. Bà để quyển từ điển lên bụng và bắt em thở làm sao đẩy được quyển từ điển lên xuống mà phải thở cho đúng. Hôm đó em nhớ em nhớ lại mà vẫn thấy còn quê. Đèn thì sáng choang mà cửa lớp thì mở. Ai đi qua cũng ngó vô cười rúc rích. Mà mình nghĩ là cười mình. Em về nghĩ là muốn làm được thì về nhà phải tập hoặc là phải “drop” lớp đó.” Sau đó, Don Ho ở nhà tập luyện cho tới khi thực hành được mới trở lại lớp học tiếp trước những lời khen ngợi của giáo sư hướng dẫn.

Sau khoảng 15 năm cộng tác với trung tâm Thuý Nga, Don Ho từ cuối năm 2004 đã sang cộng tác với trung tâm Asia và đã góp mặt trên khoảng 10 chương trình video của trung tâm này. Trong thời gian hợp tác với Thuý Nga, Don Ho rất chú trọng đến những tiết mục trình diễn của mình để thường bỏ cả công sức và tiền bạc vào việc hoàn chỉnh. Điều này khiến nhiều người tưỡng rằng anh được hưởng một sự ưu đãi đặc biệt.

Don Ho cũng thỉnh thoảng góp ý với trung tâm anh hợp tác về phông cảnh, dàn dựng cho những tiết mục của mình để sau đó có những lần tự tay mình cùng các bạn đứng ra lo những việc này.

Có lần anh đã bỏ tiền ra mướn xe chở các “phông” từ quận Cam qua Las Vegas tốn cả bạc ngàn để dàn dựng cho tiết mục trình bầy nhạc phẩm Tình Nhạt Phai cho Paris By Night. Và nhạc phẩm này đã gây được rất nhiều chú ý… Sau khi không còn cộng tác với Thuý Nga, Don Ho vẫn tự thực hiện CD “Còn Nghe Tiếng Gọi” của riêng mình qua sự phát hành của trung tâm đã tạo dựng tên tuổi cho mình. Cũng như trước đó anh là ca sĩ độc quyền đầu tiên của Thuý Nga đã thực hiện khoảng 10 CD của mình, do trung tâm này phát hành. Và trong tháng 7 năm 2006, Don Ho còn tung ra một CD mới với tựa đề “Vì Đó Là Em” gồm những nhạc phẩm tiêu biểu của nữ nhạc sĩ Diệu Hương là những nhạc phẩm rất thích hợp với giọng hát đầy truyền cảm của anh…

Gần đây hơn cả, vào cuối tháng 3 năm 2007 trung tâm Don Ho Production của anh mới cho phát hành một CD mang tựa đề Mãi Đi Tìm (tức Love 2) với một số nhạc phẩm tình cảm được hoà âm một cách trẻ trung. Và đặc biệt trong số có một sáng tác mang nặng tính cách xã hội, đề cập đến một ngành nghề có rất nhiều người Việt theo đuổi là nghề “nail”. “Nail” cũng chính là tựa đề một nhạc phẩm do Dino Phạm Hoàng Dũng sáng tác.

Trước đó không lâu, Don Ho đã cùng với nhạc sĩ Đinh Trung Chỉnh đứng ra liên lạc và kêu gọi được rất nhiều nghệ sĩ đóng góp cho việc thực hiện một CD đặc biệt mang tên “Ngọn Nến Tình Yêu” được coi như tấm lòng của nghệ sĩ hải ngoại hướng về các trẻ em mồ côi ở Việt Nam. “Ngọn Nến Tình Yêu” cũng là tên một sáng tác của nhạc sĩ Đinh Trung Chính, ngoài phiên bản tiếng Việt còn được trình bầy bằng 2 phiên bản Pháp (“Chandelles D’Amour”) và Anh (“Candles Of Love”) do Phạm Thụy Vi chuyển dịch. Thêm vào đó là một phiên bản hoà tấu và một phiên bản Karaoke. Điểm đặc biệt của CD này là phần trình bày của trên 50 tiếng hát ở hải ngoại trong 3 phiên bản kể trên.

CD “Ngọn Nến Tình Yêu” do tổ chức Candle Of Love thực hiện với mục đích khuyến khích các đoàn thể, tổ chức mua với một giá rẻ không ngờ để phổ biến đến người thưởng thức nhằm gây quỹ giúp các trẻ em mồ côi, khuyết tật và những người kém may mắn ở quê nhà.

20 năm đã qua đi trên chặng hành trình ca nhạc của Don Ho. Với một đầu óc sáng tạo cùng với những kinh nghiệm gặt hái được sau một chặng đường dài với những thăng trầm, những vui buồn trong nghề nghiệp, Don Ho vẫn giữ cho mình một vị thế đặc biệt trong sinh hoạt ca nhạc Việt Nam hải ngoại. Không những thế vị thế của anh càng ngày càng tỏ ra vững chãi hơn, già dặn hơn để tiếp tục cuộc hành trình còn lại mà điểm đến còn ở rất xa…

Sources: tvtsonline

Đon Hồ
Tiểu Sử Đon Hồ
  » Bằng Kiều Cùng Vợ Đi Dự Đám Cưới Ca Sĩ Hải Ngoại Như Loan
  » Don Hồ - Điều Chúng Ta Chưa Biết
  » Hành Trình Trong Thế Giới Ca Nhạc Với Don Hồ
Những Tin Tức Ca Sĩ Khác
  » Ảnh Sao 26/8: Vợ Chồng Đoàn Văn Hậu Khoe Rõ Mặt Con Trai
  » Phạm Quỳnh Anh Khoe Lưng Trần Mừng Tuổi 40
  » Dung Mạo 'Anh Trai' Bằng Kiều 25 Năm Trước
  » Minh Hằng Biến Tiệc Sinh Nhật Đầu Đời Của Con Trai Thành Trường Đua Xe
  » Ảnh Sao 20/8: MC Mai Ngọc Khoe Dáng Trên Du Thuyền
  » Nathan Lee Trở Lại Sân Khấu Với Diện Mạo Khác Lạ
  » Chi Pu Khoe Đường Cong Với Đầm Cưới 'Tiên Bướm'
  » Đàm Vĩnh Hưng Mừng Quý Tử Tròn 5 Tuổi
  » Ảnh Sao 18/8: Vợ Chồng Thanh Lam Quấn Quýt Khi Du Lịch Đài Loan
  » MONO Hội Ngộ Erik, Harry Lu
  » Cuộc Sống Độc Thân Tuổi 49 Của Quang Dũng
  » Lâm Bảo Châu Ôm Lệ Quyên Để Sưởi Ấm Bạn Gái Giữa Trời Lạnh -12 Độ
  » Ảnh Sao 14/8: Ngọc Trinh Dẫn Trợ Lý Thúy Kiều Đi Shopping
  » Ảnh Sao 13/8: 'Dâu Hào Môn' Đỗ Mỹ Linh Khoe Sắc Vóc Bên Biển
  » Diệp Lâm Anh Quấn Quýt Kỳ Duyên Ở Sự Kiện
  » Ảnh Sao 4/8: "Phu Nhân Hào Môn" Linh Rin Khoe Nhan Sắc Mặn Mà
  » Đông Nhi Bế Bầu 9 Tháng Tập Yoga
  » Kim Lý Âu Yếm Hồ Ngọc Hà Ở Sự Kiện
  » Hà Thanh Xuân Thăm Hỏi, Tặng Quà Trẻ Mồ Côi
  » Ảnh Sao 27/7: Hà Trí Quang - Thanh Đoàn Tung Ảnh Cưới Cổ Trang
  » Vẻ Đáng Yêu Của Con Trai Hòa Minzy Tuổi Lên 5
  » Cuộc Sống Cẩm Ly Sau Biến Cố Sức Khỏe