Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Chuyện Lạ Trong Ngôi Chùa Và Nghĩa Địa Của Nghệ Sĩ: Kỳ 2 - Nơi Nghệ Sĩ Trở Về Ca Sĩ: Năm Đồ, Năm Châu, Ba Vân, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Bảy Cao, Hoa Phượng, Hà Triều, Tư Rọm, Quốc Hòa, Kim Quang    
Ngày Đăng: 24 Tháng 04 Năm 2012

Bầu Xuân dẫn tôi đến trước một ngôi mộ và bảo đó là nghệ sĩ Năm Đồ. Điêu Thuyền trên sân khấu ngày xưa, với “Sắc bất ba đào dị nịch nhân”, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, giờ chỉ còn lại một nấm mồ hưu quạnh, không người viếng thăm.

Dạo một vòng quanh nghĩa trang Nghệ Sĩ, người viếng thăm được thấy lại những thế hệ nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời trên sân khấu.
Như còn văng vẳng đâu đây giọng ca mê đắm lòng người của những Năm Châu, Ba Vân, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Bảy Cao, soạn giả Hoa Phượng, Hà Triều, hề Tư Rọm, Quốc Hòa, Kim Quang…
Tính đến nay, trong ngôi chùa Nghệ Sĩ này có tất cả 546 ngôi mộ được xây đắp chu đáo và 500 lọ hài cốt chứa trong hai tháp cốt trong vườn chùa.

Bầu Xuân giờ đã già cả, song giọng ông vẫn sang sảng và trí nhớ vẫn rất tốt. Người đầu tiên được ông đưa về ngôi chùa này là nghệ sĩ Tư Út.
Kép Tư Út mất ở Campuchia năm 1946, khi tuổi đời mới 36, đang đi hát cho gánh Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há. Ông mất lâu lắm rồi, nhưng gia đình nghèo khó, không có điều kiện đưa ông về quê nhà. Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế đã đứng ra lo cả, rồi chôn cất ông trong ngôi chùa này từ năm 1970.
Ngoài nghệ sĩ Tư Út còn có hai nghệ sĩ khác mất ở nước ngoài, nhưng hài cốt được đưa về chùa mai táng, đó là Hữu Phước (mất ở Pháp) và Hùng Cường (mất ở Mỹ).
Không phải chỉ riêng nghệ sĩ Bảy Phùng Há mà tất cả những nghệ sĩ trên đất nước này nếu cần sự cưu mang, Chùa Nghệ Sĩ sẵn sàng giang tay cứu độ.
Ai đói sẽ được lo cơm ăn, già cả neo đơn có nơi tu tịnh, chết được lo mai táng chu đáo, với đầy đủ nghi lễ, để ai cũng có thể ngậm cười nơi chín suối. Xướng ca vô loài, số kiếp nghèo cứ như thiên định với phần lớn những người theo nghiệp cầm ca.
Bầu Xuân dẫn tôi đến trước một ngôi mộ và bảo đó là nghệ sĩ Năm Đồ. Điêu Thuyền trên sân khấu ngày xưa, với “Sắc bất ba đào dị nịch nhân”, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, giờ chỉ còn lại một nấm mồ hưu quạnh, không người viếng thăm.
Khi bầu Xuân đưa về chùa, bà chẳng có gì ngoài manh chiếu rách và một thân thể còm nhom. Người qua được thấy bà nằm thoi thóp bên lề phố, thương xót đưa về chùa.

Sống trong vòng tay Phật chẳng được bao lâu thì bà “đi”. Người con trai là nơi nương tựa của bà cũng chết trong một căn nhà rách nát vì không có tiền chữa bệnh.
Một thân phận nghệ sĩ bi thương không kém là nghệ sĩ Bảy Cao. Ông nằm kia trong nấm mộ hắt hiu, áo bạc màu sờn vai nhưng vẫn khuôn mặt tươi cười hóm hỉnh.
Nghệ sĩ Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao, sinh năm 1916, tại Bạc Liêu, người sáng lập gánh hát Hậu Tấn Bảy Cao, sau đổi thành Hoa Sen.
Ông nổi tiếng là “thần đồng” vọng cổ, bởi chỉ nghe một lần đã thuộc. Năm lên 7 tuổi ông đã biết ca rất nhiều bản ngắn, bản dài.
Thế nhưng, ông bầu kiêm danh ca lừng danh, người từng làm một cuộc cách mạng gắn cải lương với điện ảnh phương Tây, một soạn giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, khi về với cát bụi cũng chẳng có một cái hòm để nằm. Chùa Nghệ Sĩ phải đứng ra mua hòm và chôn cất đàng hoàng với đầy đủ các nghi lễ.
Ông bầu Xuân là người mê cải lương, nhưng vì là người làm kinh doanh giỏi, nên dù sao ông cũng có đầu óc thực tế. Ông nhìn rõ cuộc đời nghệ sĩ từ bên trong. Ông bảo, giới nghệ sĩ có tính khoáng đạt hơn người, kiếm được bao nhiêu tiền thì xài bấy nhiêu, không cần biết đến ngày mai.
Chính ông cũng biết rất nhiều nghệ sĩ, lúc nổi danh, họ có thể đốt cả trăm triệu trên xới bạc, cả tỉ đồng trên sàn cá độ bóng đá, nhưng lúc “về chiều” lại chẳng còn gì. Đến chỗ nương thân cũng không có.

Mới đây, một nghệ sĩ phải ẩn náu trong chùa vì bị đám xã hội đen truy tìm tróc nợ. Số nghệ sĩ như vậy hầu như là ở thời nay, còn nghệ sĩ xưa phần lớn đều nghèo khó thực sự, đều là kiếp “xướng ca vô loài” cả.
Tuy nhiên, thời nay, cũng có những nghệ sĩ rơi vào kiếp nghèo khó thực sự. Trong nghĩa trang, một nấm mồ còn sáng màu vôi, tấm bia ghi: Nghệ sĩ Đức Lợi, mất ngày 18-8 năm Ất Dậu (2005).
Nghệ sĩ Đức Lợi sinh năm 1948, và là nghệ sĩ trụ cột của Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 và Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long.
Tên tuổi nghệ sĩ Đức Lợi đã khắc đậm trong lòng khán giả qua các vai diễn: Mã Văn Tài (Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài), Sơn Đằng (Cầu mộng đêm trăng), Đường Thế Dân (Đơn Hùng Tín), vua Anh Tôn (Xử án Phi Giao), Hoàng Phủ Thiếu Hoa (Mạnh Lệ Quân), Trần Khánh Dư (Anh hùng bán than)... Nổi bật nhất là vai Nguyễn Huệ trong vở Mặt trời đêm thế kỷ, mang lại cho anh HCV tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995.
Khán giả hâm mộ không thể quên một kép hát oai phong, dõng dạc với giọng ca trầm ấm, khảng khái trong nhiều vở tuồng kiếm hiệp mà một thời đoàn hát Kim Chưởng tung hoành khắp miền Nam.
Nhưng rồi bệnh tật đeo bám dai dẳng khiến anh phải sống bằng trợ cấp của những tấm lòng hảo tâm. Khi anh nằm xuống, nhờ tấm lòng của những người nghệ sĩ, anh được về với chùa, để được Tổ nghiệp độ.
Trong nghĩa trang toàn những nghệ sĩ cải lương này, người ta thấy nấm mồ khang trang nằm ngay lối vào của diễn viên điện ảnh Lê Công Tuấn Anh.
Ngày anh đi, không biết bao nhiêu nước mắt khán giả đã đổ. Có cả những hận thù của khán giả dành cho cô người yêu của Tuấn Anh, mà họ cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chàng.
Người yêu của Tuấn Anh giờ sống ở nước ngoài, nhưng thi thoảng cô vẫn về đây thắp hương cho chàng và tâm sự nhiều với ông Xuân.

Ông Xuân là người rất hiểu bản chất của giới nghệ sĩ. Trong con mắt khán giả, họ là thần tượng, nhưng trong cuộc sống đời thường, chưa chắc họ đã là người hoàn hảo. Cô người yêu không chịu được một số bản tính của chàng nên nhắm mắt dứt áo ra đi. Vì quá si tình, chàng hai lần uống thuốc tự tử. Nhưng lần đầu được cứu sống, còn lần sau, chàng uống quá đà nên không tỉnh lại được nữa.
Tuấn Anh là người duy nhất không phải nghệ sĩ cải lương được chôn ở chùa. Anh từng là đứa trẻ lớn lên từ đường phố, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Đến lúc chết đi, cũng chẳng có gì ngoài sự hâm mộ của khán giả cả nước.
Hàng năm, bạn bè vẫn đến cắm nhang trên mộ và trò chuyện rất lâu với anh. Ông Xuân kể rằng, anh chàng diễn viên này linh lắm. Ngày xưa, đám bạn chơi thân với nhau hứa trước mộ Tuấn Anh rằng, sẽ góp tiền xây mộ đàng hoàng cho anh. Hứa rồi, ai cũng quên, nên đêm nào đám bạn này cũng mơ thấy Tuấn Anh về dọa cho đổ xe nếu không thực hiện lời hứa. Mấy người bạn trong nhóm đều bị đổ xe thật, người gãy tay chân, người xây xước mặt mũi. Sợ quá, họ phải gom góp tiền bạc xây xướng mộ anh khang trang như bây giờ.

Bầu Xuân bảo rằng, ông không tin mấy chuyện ma quỷ hiện hình, nhưng từ ngày quản lý ngôi chùa và cái nghĩa trang chôn toàn nghệ sĩ này, ông như sống giữa vùng đất của lằn ranh ảo và thực.
Có lẽ cái chết của nghệ sĩ Thanh Nga còn chưa rõ ràng, nên cô chưa về được cõi siêu thoát. Rất nhiều người khẳng định đã “nhìn” thấy cô như một cơn gió nhẹ. Hồi Thanh Nga mới mất, thầy chùa Mười Hai đêm nào cũng nhìn thấy Thanh Nga đứng rất lâu bên rèm cửa nghe tụng kinh.
Dân chúng quanh vùng thường mang quà, lễ đến mộ cô khấn xin trúng số đề. Không biết trúng trật ra sao, nhưng nhiều người bảo cô thương người nghèo nên hay cho họ trúng lắm. Có người vừa khấn vái cô xong, ra khỏi chùa, nhặt được sợi dây chuyền cả chục cây vàng (?!).
Chính nghệ sĩ hài Hà Linh, con trai nghệ sĩ Thanh Nga cũng kể với ông Xuân rằng, mẹ anh linh lắm, cứ về “thăm” con trong giấc mơ hoài. Hà Linh tin mẹ luôn dõi theo từng bước chân, nên trước khi làm gì, đi đâu, anh đều ra tận mộ hỏi ý kiến mẹ.

Dẫn tôi đi thăm một vòng chùa và nghĩa trang Nghệ Sĩ, ông bầu Xuân trở nên trầm ngâm. Sống ở đây nhiều năm, tiễn đưa nhiều linh hồn nghệ sĩ, có lẽ ông tin vào kiếp luân hồi.
Người nghệ sĩ thờ phụng Tổ Nghiệp. Tổ nghiệp sân khấu cũng là một dạng với đạo Phật, vậy nên khi sống thì Tổ nghiệp độ cho nghệ sĩ hành nghề, khi chết thì Phật độ cho nghệ sĩ siêu thoát, vậy nên nhà thờ Tổ nghiệp và chùa nghệ sĩ là hai nơi linh thiêng cho tâm hồn và linh hồn của người nghệ sĩ.

Sources: timhieudaophat

Năm Đồ, Năm Châu, Ba Vân, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Bảy Cao, Hoa Phượng, Hà Triều, Tư Rọm, Quốc Hòa, Kim Quang
Tiểu Sử Năm Châu
Tiểu Sử Ba Vân
Tiểu Sử Hoàng Giang
Tiểu Sử Út Trà Ôn
Tiểu Sử Năm Đồ
Tiểu Sử Bảy Cao
Tiểu Sử Hoa Phượng
Tiểu Sử Hà Triều
  » Gia Bảo Mang Cải Lương Kinh Điển Của Hà Triều - Hoa Phượng Lên 'Sao Nối Ngôi'
  » Hề Kim Quang
  » Nghệ Sĩ Ưu Tú Hoa Phượng Tâm Huyết Với Nghề
  » Danh Nhân Tây Ninh - Nghệ Sĩ Năm Đồ : Đào Anh Dũng
  » Nghệ Sĩ Hát Bội Không Độc Hành
  » Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu
  » Khởi Nghiệp Của Kép “Độc Lẳng” Hoàng Giang
  » Khởi Nghiệp Của Kép “Độc Lẳng” Hoàng Giang
  » Những Phận Đời Nghệ Sĩ Tại Chùa Nhật Quang
  » Nghệ Sĩ Bảy Cao Và Gánh Hát Hoa Sen
  » Soạn Giả Hà Triều Và tuồng “Khi Hoa Anh Đào Nở”
  » Những “Thầy Tuồng” Lừng danh: Cặp Đôi Ăn Ý Hà Triều - Hoa Phượng
  » Quái Kiệt Ba Vân (Nghệ Sĩ Nhân Dân Lê Long Vân)
  » Nghệ Sĩ Năm Châu - Bậc Thầy Cải Lương
  » SND Út Trà Ôn - Anh Nông Dân Thành Đệ Nhất Danh Ca
  » Thầy Năm Châu
  » Nghệ Sĩ Ưu Tú Hoàng Giang Từ Trần
  » NS Hoa Phượng: Đã Có 15 Năm Trong Nghề
  » Chùa Nghệ Sĩ: Nơi Hội Tụ Những Ngôi Sao Đã Tắt
  » Năm Châu – Phùng Há: Mối Tình Ám Ảnh Lòng Người
  » Chuyện Lạ Trong Ngôi Chùa Và Nghĩa Địa Của Nghệ Sĩ: Kỳ 2 - Nơi Nghệ Sĩ Trở Về
  » Nữ Nghệ Sĩ Tài Danh Kim Cúc: Người Vợ Thứ Ba Của Năm Châu
  » Chuyện Lạ Trong Ngôi Chùa Và Nghĩa Địa Của Nghệ Sĩ : Kỳ 1 - Nơi Linh Thiêng Cho Tâm Hồn Và Linh Hồn Của Người Nghệ Sĩ.
  » Năm Châu: Cuộc Đời Như Sân Khấu (Kỳ 2)
  » Năm Châu - Cuộc Đời Như Sân Khấu (Kỳ 1)