Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Rạng Danh 5 Đời Theo Nghề Hát Ca Sĩ: Thành Tôn, Thanh Tòng    
Ngày Đăng: 16 Tháng 06 Năm 2009

Hiếm có một dòng tộc nào có đến 5 đời nối nghiệp nghề hát mà mỗi chi tộc đều có người tài giỏi, giữ vai trò thống lĩnh một bộ môn nghệ thuật như dòng tộc

Bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng


Tối nay, 16-6, chương trình chuyên đề sân khấu của NSND Thanh Tòng, với chủ đề Dòng nghề tâm sử, sẽ diễn ra tại rạp Hưng Đạo (TPHCM) do chính ông làm tổng đạo diễn. Chương trình này được NSND Thanh Tòng ví như viết gia phả dòng họ bằng đêm diễn nghệ thuật và được truyền hình trực tiếp trên sóng các đài truyền hình: Hậu Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Sóc Trăng..


NSND Thanh Tòng hướng dẫn diễn xuất cho các diễn viên thế hệ thứ 6 của dòng tộc

Khởi thủy một dòng chảy...


Từ nhỏ, ông Nguyễn Văn Thắng (tức Bầu Thắng, sinh năm 1895, tại làng Thuận Lễ, tỉnh Tân An) được cha là bầu Vĩnh, mẹ là đào hát Xuân truyền nghề. Từ năm 14 tuổi, ông đã diễn thành công các vai kép con trong các vở hát bội: Hoàng tử (vở San Hậu), ông Hoàng trắng (Trần trá hôn), La Nhơn (Đại chiến Đồ Lưu), Bùi Ngươn Khánh (Thuyết đường)... trong gánh hát mang tên Vĩnh Xuân. Đến năm 20 tuổi, ông nổi danh khắp lục tỉnh là một kép giỏi với các bộ tuồng viết từ truyện Trung Hoa, như: Tiết Nhơn Quí chinh Đông, La Thông tảo Bắc, Lữ Bố – Châu Du – Triệu Tử (Tam quốc chí), Địch Thanh (Ngũ Hổ bình Tây)... Năm 1924, bà bầu Ba Ngoạn muốn sang gánh hát bội cho Bầu Thắng. Ông đã bàn với vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc bán hết nữ trang ngày cưới, mua trả góp gánh hát để ông bà làm bầu. Vì theo ông, chỉ có làm bầu mới thực hiện ước mơ truyền nghề cho con cháu và định hình một dòng chảy nghệ thuật của gia tộc. Năm 1925, gánh hát bội Vĩnh Xuân Ban Bầu Thắng ra đời, trụ tại đình Cầu Quan trên đường Yersin, quận 1 - TPHCM ngày nay.


Đời nối đời, nghề nối nghề


Ông Bầu Thắng có 8 người con, ba người con đi theo kháng chiến chống thực dân Pháp: Hai Chỉ, Năm Xù, Sáu Quan và năm người con theo nghề hát: Minh Tơ, Khánh Hồng, Huỳnh Mai, Bạch Cúc, Đức Phú. Năm 1939, ông Bầu Thắng qua đời, bà Nguyễn Thị Ngọc tiếp tục lèo lái gánh hát, đổi bảng hiệu thành “Đoàn Bầu Thắng – Khánh Hồng”. Bộ môn hát bội vào thời điểm này đã bắt đầu bị thu hẹp đất sống. Để thích nghi với thực tế, nghệ sĩ Minh Tơ và vợ là nghệ sĩ Bảy Sự cùng với hai em là nghệ sĩ Khánh Hồng, Đức Phú đã sang đoàn cải lương Phụng Hảo của NSND Phùng Há để học hát cải lương. Nghệ thuật hát bội pha cải lương ra đời từ bước ngoặt này.


Điều đặc biệt của dòng tộc Bầu Thắng là 5 người con theo nghề hát đều giỏi nghề và có người đã hình thành nên chi tộc nối nghiệp cha, đầy tự hào, như: Nghệ sĩ Minh Tơ và vợ là nghệ sĩ Bảy Sự có 9 người con đều làm nghệ sĩ: Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Xuân Thu, Thanh Sơn, Tuấn Minh, Quế Phương. Mỗi thành viên trong chi tộc này đã huấn luyện các con nối nghiệp và làm rạng danh gia tộc: Xuân Trúc, Trinh Trinh (con của nghệ sĩ Xuân Yến), Quế Trân (con của NSND Thanh Tòng), Tú Sương, Ngọc Nga, Lê Thanh Thảo (con của nghệ sĩ Thanh Loan, Trường Sơn)... Nghệ sĩ Minh Tâm là nhạc sĩ chuyên sáng tác âm nhạc cho sân khấu tuồng cổ. Nghệ sĩ Công Minh, ngoài một kép độc nổi tiếng còn là một chuyên gia may trang phục sân khấu kỳ cựu, nghệ sĩ Thanh Sơn hiện nay là giảng viên bộ môn vũ đạo của Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM... Chi tộc của nghệ sĩ Huỳnh Mai và chồng là NSND Thành Tôn đã sinh hạ được những người con giỏi làm nghệ thuật: Nghệ sĩ Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long và NSƯT Thành Lộc.


Chi tộc nghệ sĩ Khánh Hồng có nghệ sĩ Chí Bảo theo nghề và anh là kép độc nổi tiếng hiện nay trên sân khấu cải lương tuồng cổ. Chi tộc Bạch Cúc – Hoàng Nuôi có đạo diễn Phượng Hoàng, người đã dàn dựng 200 vở cải lương video, mang cải lương phục vụ kiều bào các nước thông qua băng đĩa từ thập niên 1990 đến nay. Nghệ sĩ Đức Phú không có con nối nghiệp nhưng ông có rất nhiều đệ tử. Ông chính là người sáng tác những bài bản tuồng cổ mới từ năm 1968 và truyền nghề cho người cháu hiện nay đang làm công việc của ông là nhạc sĩ Minh Tâm.


Viết tiếp gia phả nghệ thuật


Với vai trò là “thống soái” của gia đình Bầu Thắng – Minh Tơ – Thanh Tòng hiện nay, NSND Thanh Tòng quyết định tổ chức đêm chuyên đề sân khấu mang chủ đề Dòng nghề tâm sử như để đúc kết một chặng đường hình thành 5 thế hệ sống bằng nghề hát của gia tộc. Giải thích tên chủ đề của đêm diễn, ông cho biết: “Gia đình chúng tôi năm đời ăn cơm Tổ, xem sân khấu là nhà. Đời nối đời, nghề nối nghề từ năm 1924 đến nay, dòng họ này đã hình thành một dòng nghề đó là cải lương tuồng cổ. Từ thời bà nội tôi – bà bầu Vĩnh Xuân - đến nay, gia tộc của chúng tôi vẫn hướng theo chữ Tâm để hành nghề và theo dòng chảy lịch sử của dân tộc, chúng tôi tự hào vì đã góp phần viết nên những trang sử đẹp của nghề hát, dùng lời ca tiếng hát góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống: Trung, hiếu, tiết, nghĩa, khuyên người xem hướng thiện, tránh xa điều ác, điều xấu. Tôi mong muốn thực hiện đêm diễn này để kỷ niệm một chương trình toàn gia tộc đứng chung trên một sân khấu, đồng thời vinh danh mỗi chi tộc, ghi lại hình ảnh của những vai diễn ấn tượng, làm bài học kinh nghiệm cho thế hệ trẻ muốn tiếp nối con đường chúng tôi đã đi”.


Những trích đoạn tôn vinh giá trị nghệ thuật đã được vun đắp bằng lao động sáng tạo của 5 đời sẽ diễn ra trên sân khấu, như: Quan Công phó hội Châu Du, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Tào Tháo tam bang Đổng Quí Phi, Quan Công phò nhị tẩu, Lý Đạo Thành xử án Thượng Dương, Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương... Một đêm diễn mà theo NSND Thanh Tòng để gia tộc Bầu Thắng tự hào giới thiệu thế hệ thứ sáu, đó là diễn viên nhí: Hồng Quyên, Tú Quyên (con nghệ sĩ Tú Sương, cháu ngoại nghệ sĩ Thanh Loan), bé Minh Khang (cháu nội NSND Thanh Tòng)... sẽ viết tiếp trang sử nghệ thuật của ông cha.

Sources: nld

Thành Tôn, Thanh Tòng
Tiểu Sử Thành Tôn
Tiểu Sử Thanh Tòng
  » Gia Đình, Đồng Nghiệp Tiễn Biệt NSND Thanh Tòng
  » NSND Thanh Tòng - 'Thống Soái' Của Cải Lương Tuồng Cổ
  » Quế Trân: 'Tôi Ngưỡng Mộ Tình Yêu Cha Dành Cho Mẹ'
  » Lệ Thủy Khóc Trước Di Ảnh NSND Thanh Tòng
  » Nghệ Sĩ Cải Lương Thanh Tòng Qua Đời
  » Kim Cương, Lệ Thủy Và Ký Ức Về 30-4
  » Chân Dung Người Cha Nổi Tiếng Của Nghệ Sĩ Thành Lộc
  » Cải Lương Phương Nam Nức Lòng Khán Giả Hà Nội
  » Dựng Tượng Sáp Cho Nghệ Sĩ Sân Khấu
  » Gia Đình Nghệ Sĩ Thành Tôn - Bạch Lê
  » Lớn Lên Bên Cánh Gà Sân Khấu: Bài Học Khiêm Nhường
  » Thanh Tòng Vị Thống Soái Của Cải Lương Tuồng Cổ
  » Thế Hệ Vàng Cải Lương Bộc Bạch Những Trăn Trở!
  » Gia Đình Của Nghệ Sĩ Thành Lộc Và Những Điều Chưa Bao Giờ Biết
  » Tìm Đạo Diễn Cho Cải Lương
  » Thanh Tòng, Minh Vương Tiếp Tục Chấm Thi 'Chuông Vàng Vọng Cổ'
  » 15 Nghệ Sĩ Trẻ Đoạt Huy Chương Về Nghệ Thuật Tuồng
  » Gia Tộc Của NSND Thanh Tòng Hân Hoan Họp Mặt
  » Rạng Danh 5 Đời Theo Nghề Hát
  » “Ăn Cơm Tổ” Ba Đời - Kỳ 1: Ba Tôi - NSND Thành Tôn
  » Vinh Quang Đời Con Có Bóng Dáng Cha !
  » Rạng Danh 5 Đời Theo Nghề Hát
  » Thanh Tòng Và Nỗi Oan “Mất Gốc”
  » Nghệ Sĩ Quế Trân Thực Hiện DVD Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 55 Của Cha Mình
  » Vầng Trăng Cổ Nhạc 94