Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Bài Báo   Tên Nghệ Sĩ
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nhạc Music Video
Nhạc Hay Tuyển Chọn
Nhạc Thiếu Nhi Video
Karaoke Video
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Nhạc Midi
Lời Nhạc (Lyric)
Nhạc có Nốt (Music Sheet)
Hình Ảnh Ca Sĩ
Hình Ảnh Nghệ Sĩ
Tin Tức Ca Sĩ
Tin Tức Nghệ Sĩ
Phỏng Vấn Nghệ Sĩ Video
Tiểu Sử Ca Sĩ
Tiểu Sử Nhạc Sĩ
Tiểu Sử Nghệ Sĩ
 
Tin Tức Nghệ Sĩ » Trần Văn Trạch -Quái Kiệt Một Thời... Ca Sĩ: Quái Kiệt Trần Văn Trạch    
Ngày Đăng: 24 Tháng 05 Năm 2004

Tên tuổi của GS-TS Trần Văn Khê đã lừng lẫy trên bình diện quốc tế. Rất nhiều người ở miền Nam vẫn nhớ rằng ông còn một người em cũng tài hoa và lừng danh một thời: nghệ sĩ Trần Văn Trạch - người tiên phong cho nhiều loại hình nghệ thuật ở Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ... Trần Văn Trạch sinh năm Giáp Tý (1924) tại làng Vĩnh Kim, Đông Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Dòng họ nội - ngoại của ông vốn có rất nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực cổ nhạc, sân khấu tuồng.

Trần Văn Trạch là con trai thứ trong 3 người con của ông Trần Quang Triều (Bảy Triều, người sáng chế kiểu lên dây Tố Lan cho đàn kìm), anh cả là Trần Văn Khê và em gái út là Trần Ngọc Sương (từng là ca sĩ những năm 1948-1950, hiện sống ở Montreal - Canada).

Ngay từ lúc nhỏ, Trần Văn Trạch đã tỏ ra rất có năng khiếu về âm nhạc, ông sở trường về đàn kìm và đàn tỳ bà (vốn là những ngón đàn "gia truyền"), ca vọng cổ cũng rất "mùi". Tuy thế, ông lại rất thích tân nhạc và thường theo ông anh Trần Văn Khê (chơi mandoline) và ông anh họ Nguyễn Mỹ Ca (con cậu ruột, chơi violon) hợp tấu các bản nhạc Pháp như J"ai deux amours, Marinella...

Học Collège de Mỹ Tho đến năm 1942 thì thôi học để mở lò làm chén, được một vài năm thì... sập tiệm, Trần Văn Trạch bỏ lên Sài Gòn kiếm kế sinh nhai. Nhờ đó tài năng ca nhạc của ông tỏa sáng ! Từ trái sang: Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch, Lê Thương (1949) Khoảng năm 1945, khi các phòng trà ở Sài Gòn mới mở cửa trở lại, Trần Văn Trạch nhảy vào làm hoạt náo viên và hát dancing. Thoạt đầu là hát nhạc Pháp, rồi không hiểu cơ duyên nào đưa đẩy mà nhạc sĩ Lê Thương phát hiện được chất hài trong giọng ca của Trần Văn Trạch - một giọng ca trầm ấm nhưng mộc mạc, đặc sệt phương ngữ Nam Bộ. Thế là ông đã sáng tác những bản nhạc hài hước đầu tiên của Việt Nam chỉ dành cho Trần Văn Trạch hát, bắt đầu từ bài Hòa bình 48 (nhái âm thanh của súng đạn, máy bay dội bom) rồi đến bài Liên Hiệp Quốc (nhái các thứ tiếng Anh, Nga, Hoa...).

Năm 1948, Lê Thương viết bản Làng báo Sài Gòn: "Báo Sài thành suốt ba năm nay. Sống một cuộc đời bất bình, mập mờ cũng hay. Nếu mai sau mà anh muốn nói láo. Cứ nghe tôi mà anh cứ viết báo... Nào xin kính chào này: mừng tân thủ tướng mới. Chừng coi gió chiều nào. Là xoay đổi hướng...".

Bài hát này Trần Văn Trạch chỉ mới hát được vài lần thì cả ca sĩ lẫn nhạc sĩ đều được mời vào bót Catinat nằm chơi mấy ngày để... "mừng tân thủ tướng" ! Chính từ vài bản nhạc hài hước khởi đầu của Lê Thương mà Trần Văn Trạch chuyển hướng sang hát và sáng tác nhạc hài hước, thành công đến độ được công chúng xưng tụng là "quái kiệt" - lần đầu tiên danh xưng này xuất hiện trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật. Bản nhạc hài hước đầu tay của ông là Anh phu xích lô (1951) tiết tấu sôi động, giậm giựt theo nhịp swing đầy vui nhộn. Tiếp theo là Chuyến xe lửa mùng 5 (1952), Cái tê-lê-phôn, Cái đồng hồ tay, Anh chàng thất nghiệp, Cây bút máy, Đừng có lo...

Không chỉ thành công trong vai trò hoạt náo viên và hát nhạc hài hước, từ những năm đầu thập niên 1950, Trần Văn Trạch là "đầu têu" của nhiều trò mà nếu không nhắc đến hẳn chẳng mấy ai ngờ. Chẳng hạn để cho một chương trình văn nghệ được phong phú xôm tụ, ông "gom" đủ màn: ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật... và gọi đó là "đại nhạc hội" - cụm từ này "chết danh" cho đến bây giờ. Chính ông cũng đem ca nhạc vào các rạp chiếu bóng để diễn trước giờ chiếu phim chính, bắt đầu từ rạp Nam Việt và cụm từ "chương trình văn nghệ phụ diễn" cũng ra đời từ đó. Và nếu như các ca sĩ ngày nay ra sân khấu hát mà không cần ban nhạc "sống" (phần nhạc đã phối sẵn trên đĩa M.D) thì vào năm 1960, sau 6 tháng "ngao du" ở Paris, về nước Trần Văn Trạch lên sân khấu hát bản Chiều mưa biên giới (của Nguyễn Văn Đông) theo kiểu sound track (phần nhạc do ban nhạc của Pháp thu sẵn trên băng nhựa). Trần Văn Trạch còn lập ban Sầm Giang, đảm trách phần văn nghệ của Đài Phát thanh Pháp - Á (từ năm 1950-1954). Sầm Giang là tên con sông ở quê hương ông, "nhạc hiệu" của ban Sầm Giang là một bản nhạc do Nguyễn Mỹ Ca sáng tác cho... một cửa tiệm ở Vĩnh Kim vào năm 1940, Trần Văn Trạch đặt lời mới và lấy làm nhạc hiệu. Ban Sầm Giang quy tụ nhiều nhạc sĩ gạo cội như Võ Đức Thu, Khánh Băng, Nghiêm Phú Phi..., các ca sĩ: Ngọc Sương, Ngọc Hà, Linh Sơn, Mạnh Phát, Minh Diệu, Túy Hoa, Tâm Vấn, ban Thăng Long, Duy Trác, Tùng Lâm, Bạch Yến... Trần Văn Trạch còn tham gia đóng phim cùng với kỳ nữ Kim Cương trong Lòng nhân đạo (1955) và Giọt máu rơi (1956) của hãng Mỹ Phương, sau đó ông tự làm đạo diễn cho 2 bộ phim cổ tích Thoại Khanh - Châu Tuấn (1956, với Kim Cương và Vân Hùng đóng vai chánh) và Trương Chi - Mỵ Nương (1956, Trang Thiên Kim - La Thoại Tân) của Hãng phim Việt Thanh. Trần Văn Trạch mất ngày 12/4/1994 tại Paris (Pháp) vì bệnh ung thư gan. Hà Đình Nguyên Chẳng biết Trần Văn Trạch có viết văn hay không, nhưng người viết bài này vẫn còn nhớ trong cuốn Tập đọc lớp 5 (khoảng năm 1970), ở mục Bài đọc thêm có trích đăng một đoạn văn tự thuật của Trần Văn Trạch: "Trong một đêm Noel, sau khi đã "chạy sô" khắp các sân khấu, hộp đêm ở Sài Gòn, người nghệ sĩ hài đi lang thang vô định trên đường phố bởi không biết về đâu. Nhà ai cũng sáng choang đèn nến và bữa ăn reveillon rộn rã chuỗi cười duy chỉ có người nghệ sĩ là... đứng dựa cột đèn, lắng nghe giọng hát hài hước, vui nhộn của chính mình phát ra từ một đĩa pick-up của ngôi nhà đang có tiệc tùng mà thấm thía nỗi tủi cực ở phía sau ánh đèn màu hào nhoáng...".

Sources: vietbao

Quái Kiệt Trần Văn Trạch
Tiểu Sử Trần Văn Trạch
  » Viếng Mộ Quái Kiệt Trần Văn Trạch
  » “Quái Kiệt” Trần Văn Trạch, Người Làm Náo Động Cả Sài Gòn
  » Trần Văn Trạch -Quái Kiệt Một Thời...
Những Tin Tức Nghệ Sĩ Khác
  » Quyền Linh Khóc Khi Nhắc Đến Người Cha Vắng Bóng Trong Cuộc Đời Mình
  » Chồng Đại Gia Mừng Sinh Nhật Trịnh Kim Chi
  » Vân Dung Tích Cực Khoe Con Trai Long Vũ
  » Ảnh Sao 17/8: Con Gái Quyền Linh Diện Đầm Hai Dây Ôm Sát Dạo Biển
  » Hôn Nhân 22 Năm Bên Chồng Kém 7 Tuổi Của NSND Thanh Ngoan
  » Vợ Và Con Gái Quyền Linh Cùng Dàn Sao Chúc Mừng Quốc Thiên
  » Việt Hương Mặc Xẻ Ngực Sâu Sánh Đôi Ông Xã
  » Nghệ Sĩ Hữu Độ Qua Đời
  » Ảnh Sao 3/8: Lâm Vỹ Dạ Nịnh Chồng, Gọi Hứa Minh Đạt Là Hạnh Phúc
  » Cháu Gái NSƯT Vũ Linh Bế Tắc Vì Bị Tẩy Chay
  » Ảnh Sao 22/7: Tự Long Mừng Con Trai Út Hai Tuổi
  » Tuổi U50 Của NSƯT Trọng Tấn
  » Nhan Sắc Tuổi 59 Của MC Kỳ Duyên
  » Ảnh Sao 21/7: MC Cát Tường Thăm Các Nghệ Sĩ Ở Viện Dưỡng Lão
  » Hoàng Mập Khoe Ảnh Cưới 26 Năm Trước
  » Tiệc Kỷ Niệm 18 Năm Ngày Cưới Của Việt Hương
  » Ảnh Sao 8/7: Chí Trung Tận Hưởng Cuối Tuần Bên Bạn Gái
  » Bà Xã Vượng Râu Hiếm Hoi Khoe Body Sau Khi Có 5 Con
  » Ảnh Sao 7/7: Con Gái Điệu Đà Bên Phan Hiển
  » Cuộc Sống Diễn Viên Kiều Linh Sau Ly Hôn Mai Sơn
  » Ảnh Cưới 'Cười Mãi Thôi' Của Anh Đức
  » Nhan Sắc Trẻ Hơn Tuổi Của 'Mẹ Chồng Quốc Dân' Mỹ Uyên